Hướng dẫn cách vệ sinh và bảo dưỡng lò hơi – nồi hơi

Khi nào cần tiến hành vệ sinh bảo dưỡng nồi hơi – lò hơi

V sinh nồi hơi – lò hơi

– Tuỳ theo chất lượng nước cấp mà quyết định chu kỳ vệ sinh cáu cặn trong lò hơi thông thường từ 3 đến 6 tháng /1 lần

– Vệ sinh bên trong lò hơi – nồi hơi được thực hiện bằng phương pháp hoá chất, kết hợp với thủ công cơ khí thông qua cửa vệ sinh ống nước, vệ sinh dưới bụng lò.

– Hoá chất được sử dụng để xử lý cáu cặn thích hợp cho nồi hơi – lò hơi là dung dịch NaOH có nồng độ 2%. Bằng cách đổ đầy dung dịch NaOH vào nồi hơi – lò hơi và đun sôi đến áp suất từ 0.3 – 0.4 áp suất làm việc trong khoảng từ 12 – 24 h hoặc lâu hơn nữa tuỳ thuộc vào độ dày của lớp cáu cặn. Sau khi tháo dung dịch NaOH ra khỏi lò hơi thì cấp nước rửa lò và vệ sinh cơ khí. Việc xử lý bằng hóa chất phải do cán bộ am hiểu về hóa chất đảm nhiệm.

ve-sinh-noi-hoi
ve-sinh-noi-hoi

Bảo trì lò hơi

Bảo dưỡng lò hơi – nồi hơi

– Nếu lò hơi – nồi ngừng vận hành từ >1 tháng thì dùng phương pháp bảo dưỡng khô.

– Nếu nồi hơi – lò hơi ngừng vận hành <1 tháng thì dùng phương pháp bảo dưỡng ướt.

Phương pháp bo dưỡng khô:

Sau khi ngừng vận hành thì tháo hết nước trong lò hơi ra mở các van và dùng nước rửa sạch và đốt lò sấy khô (chú ý không đốt lửa to) và mở các van. Mở cửa vệ sinh phần ống trên thân lò và dùng từ 8 -10kg vôi sống và có cỡ hạt từ 10 – 30mm được đặt trên những mâm nhôm đưa vào nồi hơi. Đóng các cửa van lại, cứ 3 tháng kiểm tra một lần, nếu thấy vôi sống vỡ thành bột thì thay mới.

Phương pháp bảo dưỡng ướt:

Sau khi ngừng vận hành nồi hơi – lò hơi thì tháo hết nước trong lò ra rửa sạch cáu cặn trong lò. Cho nước đã xử lý đầy vào lò và đốt lò tăng dần nhiệt độ nước lò đến 100°c sau đó mở van an toàn ra để thoát khí, đóng tất cả các van lại và dập lửa.

ve-sinh-dinh-ky-lo-hoi
ve-sinh-dinh-ky-lo-hoi

Lò hơi

Duy tu (kiểm tra định kỳ):

– Cứ 1 tháng vận hành phải kiềm tra lại toàn bộ lò hơi – nồi 1 lần. Chú ý các loại van, ống thủy, áp kế và ống sinh hơi có hiện tượng rò rỉ không, tro có bị tích tụ ở cuối lò không, ghi có bị võng, cháy không. Các lớp vữa chịu nhiệt có bị hư hại không, án lò có bị cháy không, nếu có hư hỏng cần khắc phục ngay hoặc thay thế.

– Từ 3 – 6 tháng vận hành phải ngừng lò hơi – nồi hơi kiểm tra sửa chữa toàn diện kết hợp vệ sinh cáu cặn cho lò.

– Lò phải ngừng vận hành ngay để sửa chữa đột xuất nếu có hiện tượng hư hỏng các bộ phận chịu áp lực của lò hơi có nguy cơ gây tai nạn nghiêm trọng.

– Việc sửa chữa vừa và lớn lò hơi – nồi hơi phải do các cá nhân và đơn vị được pháp lý nhà nước công nhận và phải tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn, quy phạm về nồi hơi hiện hành.

 

 Xem thêm >>> nồi hơi | vật tư nồi hơi | Ghi lò hơi


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *